Ba yếu tố quyết định sự thành công của chuyển đổi số trong giáo dục
BA YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC
Sự bùng nổ của công nghệ từ cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã tạo ra các xu hướng ứng dụng công nghệ trong giáo dục một cách thông minh và hiệu quả. Đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, các trường học đóng cửa, hình thức học tập thay đổi thì xu hướng này càng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nhu cầu chuyển đổi số trong giáo dục
Cách mạng Công nghiệp 4.0
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của công nghệ đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Xu hướng sử dụng thiết bị công nghệ thông minh và mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Theo thống kê, tính đến tháng 1/2021, có tới 4,66 tỉ người đang sử dụng Internet, chiếm tỉ lệ 59,5% và 5,22 tỉ người sử dụng thiết bị điện thoại thông minh, chiếm tỉ lệ 66,6% trên thế giới. Tại Việt Nam tỉ lệ này lần lượt là khoảng 70,3% và 64%. Đặc biệt có tới 2/3 số người sử dụng Internet tại các thành phố lớn ở độ tuổi dưới 30.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, các hoạt động giao tiếp trực tiếp bị hạn chế, hoạt động dạy và học ở các trường học trên thế giới cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong năm 2020, có tới hơn 180 quốc gia đã yêu cầu đóng cửa trường học tạm thời, khiến khoảng 1,6 tỉ trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường phải nghỉ học, ảnh hưởng đến khoảng 85% trẻ em trên toàn thế giới
Trong khi hầu hết các quốc gia đang nỗ lực hướng tới việc mở lại trường học, thì vẫn có tình trạng đóng cửa không liên tục và sử dụng các hình thức dạy học kết hợp. Chuyển đổi số trong giáo dục và tổ chức dạy học kết hợp dường như là một phương thức cứu cánh cho nền giáo dục trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện.
Tháng 4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Thông tư về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến, trong đó đã chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến trong nhà trường. Tính đến 20/9/2021, cả nước có 5 047 trường tiểu học, 4 509 trên tổng số 9 763 trường THCS và 1 629 trên tổng số 2 876 trường THPT tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.
Tuy nhiên, chất lượng nội dung dạy học trực tuyến vẫn còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ, thực tế nhiều chương trình dạy học trực tuyến đã không được kiểm soát chất lượng cũng như chưa có một yêu cầu đảm bảo chất lượng một cách chính thức nào được ban hành.
Làm thế nào để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục một cách hiệu quả?
Chuyển đổi số trong giáo dục hiện đang được quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước với sự hợp tác của các tổ chức, ban ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Chuyển đổi số trong giáo dục được hiểu đơn giản là áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) để chuyển đổi các quy trình quản lí và tiến trình sư phạm trong giáo dục và đào tạo nhằm gia tăng hiệu quả của việc
- Phát triển phần mềm sư phạm cho các mục đích khác nhau;
- Phát triển các trang web giáo dục;
- Phát triển các tài liệu phương pháp luận và giáo khoa;
- Quản lý các đối tượng thực;
- Tổ chức và tiến hành các thí nghiệm máy tính với các mô hình ảo;
- Truy xuất thông tin mục tiêu.
Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục một cách hiệu quả đòi hỏi sự tổng hợp nguồn lực từ nhiều phía, đồng thời cần phải xác định rõ trụ cột của quá trình chuyển đổi, trọng tâm cũng như các đối tượng sẽ tham gia trực tiếp/gián tiếp trong quá trình chuyển đổi.
Ba trụ cột để chuyển đổi số thành công
Trong Khung chuyển đổi số giáo dục do Microsoft đề xuất, ngoài thành phần về định hướng và chính sách dành cho các đối tượng là các nhà quản lí giáo dục, ba thành phần còn lại trong khung chuyển đổi đều xoay quanh đơn vị cấp tế bào của hệ thống giáo dục và đào tạo, đó là các nhà trường, với trọng tâm là quá trình dạy học và giáo viên, học sinh là những đối tượng chính.
Xây dựng hạ tầng số
Việc đầu tiên cần làm trong khâu chuyển đổi số tại các Nhà trường, đó là cần tăng cường trang bị các thiết bị công nghệ và mạng internet, hai yếu tố tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số. Tiếp đó là cần thấu hiểu các quy trình quản lí cũng như các tiến trình sư phạm diễn ra trong Nhà trường, rồi tận dụng sức mạnh của công nghệ để số hóa các quy trình nói trên, một phần hoặc toàn phần, sao cho phù hợp và khả thi để triển khai. Điều này đòi hỏi cần có sự tham gia vào cuộc, phối hợp hiệu quả của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: giáo dục học, quản lí giáo dục, công nghệ thông tin, … Có như vậy mới có thể tạo ra một hạ tầng công nghệ, quản trị đầy đủ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh và mạnh.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng công nghệ hỗ trợ công cuộc chuyển đổi số trong các nhà trường phổ thông, Hệ sinh thái giáo dục AEGlobald được cố vấn và xây dựng bởi các chuyên gia công nghệ, các nhà sư phạm và quản lý giáo dục đầu nghành, cũng như áp dụng những công nghệ hiện đại:
Xây dựng nền tảng dữ liệu số
Việc thứ hai cần làm, đó là số hóa các tài nguyên học tập, bao gồm tài liệu học tập, ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi để tạo ra một nền tảng dữ liệu số đồ sộ, phong phú, đảm bảo các yêu cầu về nội dung: phân hóa, chương trình hóa, tương tác hóa, phục vụ được đa dạng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, phục vụ kiểm tra đánh giá diện rộng.
Nền tảng dữ liệu số trên Hệ sinh thái giáo dục AEGlobal:
Trang bị kĩ năng nghề nghiệp số
Cuối cùng, đó là trang bị các kĩ năng cần thiết để các nhà quản lí, giáo viên, học sinh, thậm chí là cả phụ huynh có thể tiếp cận, thay đổi thói quen, tiến tới làm chủ công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Nhu cầu về một hệ sinh thái giáo dục toàn diện
Đối với cả hệ thống giáo dục, chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục chỉ thành công khi mà quá trình chuyển đổi số trong các Nhà trường diễn ra thành công và thuận lợi. Điều này đòi hỏi cần có sự chung tay của các nhà khoa học để tạo ra một hệ sinh thái giáo dục toàn diện, cung cấp giải pháp đồng bộ cho cả ba trụ cột nêu trên. Nếu có một hệ sinh thái như vậy được triển khai đồng loạt trên một quy mô rộng thì sẽ giúp nền giáo dục thực hiện chuyển đổi số thành công, không những chất lượng dạy học được nâng cao mà còn làm tăng sức chống chịu với các bất thường của đời sống xã hội, không làm gián đoạn việc học, từ đó thu hẹp khoảng cách về giáo dục và công nghệ với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.